Tp.HCM: Nhà phố thương mại sôi động thời điểm giáp Tết Nguyên đán

Thứ năm, 10/01/2019, 13:51 GMT+7
Share on Facebook Share Zalo Share on Twitter Share on Pinterest Share on Linkedin

Khan nguồn cung mới

Cùng với xu hướng chung của thị trường, phân khúc nhà phố, biệt thự trong các khu đô thị tiếp tục khan hiếm nguồn cung đến cuối năm 2018, trong đó có nhà phố thương mại.

Không chỉ nguồn cung, giá bán và loại hình sản phẩm cũng biến động mạnh mẽ trong năm 2018. 6 tháng cuối năm, nguồn cung sơ cấp trên thị trường tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp với mức giá trung bình từ 15 tỉ đồng/căn. Trong đó, nguồn cung chủ yếu tập trung tại khu Đông Tp.HCM.

Lý do sụt giảm nguồn cung ở phân khúc nhà phố, biệt thự nói chung, nhà phố thương mại nói riêng trong cả năm 2018 được cho là do khan hiếm quỹ đất triển khai dự án.

Tp.HCM: Nhà phố thương mại sôi động thời điểm giáp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Nguồn cung khan hiếm được xem là nguyên nhân khiến giá nhà phố thương mại tăng mạnh

Theo CBRE, Tính đến hết năm 2018, toàn thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn tại TP.HCM chào đón thêm 1.251 căn từ 12 dự án, giảm 62% so với năm 2017. Đa số sản phẩm chào bán trong năm 2018 là nhà phố với 722 căn, chiếm 57,7% nguồn cung mới. Phần lớn nguồn cung mới đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các dự án đã được giới thiệu ra thị trường trước đó như Simcity giai đoạn 2 (quý 4/2018), Lovera Park giai đoạn 3 (quý 1/2018), Dragon Village giai đoạn 1 và 2 (quý 1 và quý 2/2018). Sự thiếu hụt lớn về nguồn cung mới đã đưa tỷ lệ tiêu thụ của thị trường lên mức cao. Nhìn chung, toàn thị trường đã đạt mức tiêu thụ trung bình khoảng 91.1% trong năm 2018. Khu Đông bao gồm Quận 2 và 9 vẫn đang tiếp tục dẫn đầu thị trường về mức tăng trưởng nguồn cung mới khi mà hai quận này đã đưa ra thị trường 998 căn trong năm 2018, chiếm 79,8% tổng nguồn cung toàn thành phố.

Theo ghi nhận, loại hình nhà phố thương mại trên thị trường khá ít ỏi, do đó, dòng tiền của khách mua có xu hướng đổ mạnh vào phân khúc này. Chính vì khan hiếm nên nhu cầu sở hữu của NĐT có dòng vốn trường và người mua thực tiềm lực kinh tế mạnh tăng lên rõ nét. Loại hình nhà trên đất vừa ở vừa kinh doanh (có cho thuê) tạo nên sự hấp lực riêng cho khách hàng thời gian qua.

 

Giá thứ cấp tăng mạnh

Thực tế cho thấy, trong các dự án khu đô thị, loại hình nhà phố thương mại có giá bán ra khá cao nhưng mức giá tăng theo đợt cũng ấn tượng nhất trong phân khúc nhà phố - biệt thự. Đáng nói, loại hình này tăng giá mạnh cả trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.

Cụ thể, tại một số dự án như Khu Đô thị Vạn Phúc (Q.Thủ Đức) giá ghi nhận tăng ít nhất 30%/năm, có một số căn tăng mức 50-60%/năm; hay tại dự án Him Lam Phú Đông mức tăng giá thứ cấp loại hình nhà phố thương mại ghi nhận 200%/năm….Theo các doanh nghiệp, mức tăng này còn đột biến khi chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, tiện ích theo giai đoạn trong dự án. Đặc biệt, khi cư dân vào ở đông đúc, loại hình nhà phố thương mại rất có "giá", giá tăng mạnh trên thị trường thứ cấp. Rất nhiều NĐT mua ở giai đoạn đầu dự án đã hưởng mức chênh ấn tượng khi dự án đi vào hoạt động.

Ngoài ra, trên thị trường BĐS hiện nay xuất hiện các căn nhà phố thương mại (shohouse) thu hút mạnh dòng tiền của NĐT như shophouse thuộc Vincity Grand Park (Q.9) hay một số dự án tại khu Nam Sài Gòn.

Theo báo cáo quý 4/2018 của CBRE về thị trường BĐS Tp.HCM, ở thị trường sơ cấp, giá bán biệt thự xây sẵn trung bình của thị trường đạt 4.153 USD/m2 đất, tăng 47% so với năm ngoái. Sản phẩm nhà phố xây sẵn cũng cho thấy một xu hướng tăng giá tương tự với mức tăng 65% trong năm 2018 so với năm 2017. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng nhất là sản phẩm nhà phố thương mại xây sẵn. Nếu năm 2017, giá bán sơ cấp trung bình toàn thị trường của nhà phố nhà phố thương mại đạt 2.400 USD/m2 đất thì tính đến hết năm 2018, giá bán của sản phẩm này trên thị trường đã đạt đến 5.264 USD/m2 đất, tăng 2,2 lần so với năm 2017.

Theo báo cáo, trong năm 2018, thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn tại TP.HCM ghi nhận những biến động lớn liên quan đến cả nguồn cung, giá bán và loại hình sản phẩm. Trong đó, đáng chú ý là sự sụt giảm đáng kể của nguồn cung mới trong bối cảnh diễn ra các cơn sốt đất cục bộ tại một số quận của TP.HCM và các khu vực lân cận đã đẩy mức giá giao dịch của loại hình sản phẩm BĐS gắn liền với đất tăng cao. Cùng với đó, nhà phố thương mại phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm lớn của người mua.

 

 

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ