Việt Nam có 63 tỉnh thành, Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn. Hội chứng “Đà Lạt Holic” đã biến thành phố này thành điểm hấp dẫn những nhà đầu tư khách sạn.
Đà Lạt – Điểm đến hấp dẫn
Trà My là một cô gái rất thích Đà Lạt. Năm 2018, My đã tới đây 16 lần. Đôi khi My lên Đà Lạt chỉ đơn thuần để ngủ, dạo vu vơ trên con đường đầy hoa của Đà Lạt, ăn vài chiếc bánh tráng nướng, uống ly sữa đậu nành nóng, cầm một củ khoai nướng rồi xuýt xoa trong cái không khí lành lạnh của phố sương mù.
Đôi khi My không lý giải được tình yêu với Đà Lạt. Có lẽ chỉ ở đây, My mới cảm thấy mình nhẹ nhàng và bình yên, khi không bị cuốn vào vòng xoáy của những áp lực, xô bồ ở Sài Gòn.
Với nhiều người, Đà Lạt không phải là một điểm đến, nó là một chốn về thân thuộc, gần gũi và thoải mái thì đúng hơn. Vì đó mà Đà Lạt thành điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.
Thống kê gần đây cho thấy, năm 2018, Đà Lạt đón khoảng 6 triệu khách du lịch. Con số 6 triệu khách mỗi năm, đưa Đà Lạt trở thành thành phố hút đông khách du lịch hàng đầu Việt Nam. Mỗi dịp lễ, tết hay cao điểm, thứ mà người ta thấy ở Đà Lạt là dòng xe dài cả km với những hàng người lách nhau từng chút một. Không một thành phố nào tại Việt Nam có thể làm được điều này.
Một thành phố khách quá đông, nhưng khách sạn quá ít
Đà Lạt mỗi năm đón 6 triệu khách, lượng khách của Đà Lạt ngang bằng với Nha Trang, Đà Nẵng và gấp 3 lần Phú Quốc.
Đón lượng khách kỷ lục, nhưng khách sạn hiện hữu cũng như lượng cung khách sạn hàng năm của Đà Lạt không bằng một góc nhỏ của các thành phố trên.
Trong khi mỗi năm thị trường Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng đón nhận nguồn cung xấp xỉ 10.000 căn hộ khách sạn từ 3-5 sao. Thì trong 4 năm qua, tại trung tâm Đà Lạt chỉ có những dự án khách sạn với quy mô nhỏ lẻ 1 vài chục phòng của các hộ kinh doanh xây dựng. Tới cuối năm 2018 mới có 1 dự án khách sạn 3 sao được mở bán cho các nhà đầu tư tại trung tâm Đà Lạt – Đà Lạt Travel Mall.
Đà Lạt Travel Mall toạ lạc trên đường Phan Chu Trinh, có quy mô 80 căn khách sạn có giá từ 1.2 tỷ/căn được trang bị đầy đủ nội thất sang trọng, có thể đưa vào kinh doanh ngay mà không phải vay ngân hàng đồng nào.
Ở thời điểm hiện tại, dự án này đã xây lên đến tầng 4. Đến tháng 9/2019, dự kiến dự án Đà Lạt Travel Mall sẽ được bàn giao cho khách hàng. Được biết, khi đi vào vận hành chủ đầu tư sẽ cam kết lợi nhuận ở mức tối thiểu 8% mỗi năm cho khách hàng. Mức cam kết này rất thực tế, không cao chót vót như nhiều dự án đang được rao bán tại Nha Trang, Đà Nẵng.
Căn hộ khách sạn giá 1.2 tỷ tại Đà Lạt Travel Mall.
Anh Hùng Anh, nhà đầu tư sở hữu 2 căn hộ khách sạn tại dự án cho biết, Đà Lạt là một thành phố lạ kỳ ở Việt Nam có thể gây ra hiệu ứng nghiện Đà Lạt cho nhiều khách du lịch. Con gái của anh cũng là một trong những người cuồng Đà Lạt đến khó hiểu, cứ rảnh là cháu lại xách ba lô lên Đà Lạt. Vì vậy, anh đầu tư căn hộ tại dự án này để làm chỗ đi về, nghỉ dưỡng cho gia đình.
Ngoài vấn đề nghỉ dưỡng, theo anh hiệu suất đầu tư căn hộ khách sạn tại Đà Lạt cũng rất tốt. Anh tính sơ bộ căn hộ khách sạn Đà Lạt Travel Mall có suất đầu tư 1,2 tỷ. Anh có thể giao lại cho chủ đầu tư vận hành, giá cho thuê phòng Đà Lạt Travel Mall tính rẻ cũng được 1 triệu mỗi đêm.Tính ra, chỉ cần công suất khai thác phòng đạt 60% (mức thấp điểm của Đà Lạt) thì mỗi năm nhà đầu tư cũng có thể thu về 216 triệu. Trừ đi mức chi phí vận hành 35% thì mức lợi nhuận mỗi căn hộ này thu về là 140 triệu. Sau khi chia cho đơn vị vận hành 20%, mỗi năm anh cũng được nhận về 112 triệu đồng, tương đương 10% mỗi năm.
Mức lợi nhuận 10% này là mức lợi nhuận tối thiểu trong trường hợp tính giá thuê tối thiểu, công suất phòng tối thiểu và chi phí đầu tư, vận hành, bán hàng tối đa.
Sở hữu mức sinh lời tối ưu, cứ ra là cháy hàng nhưng Đà Lạt vẫn hiếm khách sạn. Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc của đại học ngân hàng thì có 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất, nếu như Đà Nẵng – Nha Trang hay Phú Quốc mới chỉ được khai phá khoảng 10 - 20 năm trở lại đây thì Đà Lạt đã được người Pháp phát hiện và biến thành nơi nghỉ dưỡng cách đây cả trăm năm. Vì vậy, đa số các quỹ đất đẹp tại Đà Lạt đều được sử dụng để làm biệt thự và hiện gần như là cạn kiệt.
Nguyên nhân thứ 2, hiện việc xin cấp phép xây dựng dự án khách sạn quy mô tại Đà Lạt hầu như là rất khó khăn, do thành phố này hạn chế cấp phép cho nhà cao tầng vì e ngại phá vỡ cảnh quan thành phố.
Khách du lịch đông kỷ lục, nguồn cung khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu, chính quyền hạn chế xây dựng, quỹ đất cạn kiệt sẽ khiến phân khúc căn hộ khách sạn thành hàng hiếm trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ