GDP có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng trong việc đánh giá đúng bức tranh kinh tế?

Thứ hai, 14/01/2019, 15:33 GMT+7
Share on Facebook Share Zalo Share on Twitter Share on Pinterest Share on Linkedin

Chưa đến 10 năm trước, Ủy ban Đo lường Hiệu quả kinh tế và Tiến bộ xã hội Quốc tế đã đưa ra báo cáo Mismeasuring Our Lives: Why GDP Doesn’t Add Up (Tạm dịch: Đo lường sai lệch mức sống: Tại sao GDP không phải chỉ số hiệu quả).

Tiêu đề tóm tắt: GDP không phải là một chỉ số tốt để đo lường phúc lợi. Những gì chúng ta đo lường ảnh hưởng hành vi của chúng ta. Và nếu chúng ta tính toán sai lệch, chúng ta sẽ có những hành vi sai lệch. 

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào phúc lợi vật chất – ví dụ như sản xuất hàng hóa, thay vì sức khỏe, giáo dục và môi trường - chúng ta sẽ bị lạc hướng theo cách mà chỉ số này bị lạc hướng: Chúng ta sẽ quan trọng hóa vật chất hơn.

Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF, rất hài lòng với sự đón nhận dành cho báo cáo này. Báo cáo đã thúc đẩy một phong trào quốc tế giữa các học giả, xã hội và chính phủ trong việc xây dựng và sử dụng các chỉ số phản ánh đầy đủ về phúc lợi hơn. OECD đã xây dựng Better Life Index (Chỉ số Tiến bộ Đời sống), chứa một loạt các số liệu phản ánh tốt hơn những gì cấu thành phúc lợi.

Tại Diễn đàn của OECD về Thống kê, Kiến thức và Chính sách Thế giới lần thứ sáu tại Incheon, Hàn Quốc, nhóm chuyên gia cấp cao về Đo lường hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội đã đưa ra báo cáo của mình, Beyond GDP: Measuring What Counts for Economic and Social Performance (tạm dịch: Rộng hơn GDP: Đo lường các nhân tố tính vào hiệu quả kinh tế và xã hội).

Báo cáo mới làm rõ hơn một số chủ đề, như niềm tin và sự thiếu an toàn, vốn chỉ được đề cập ngắn gọn bởi Mismeasuring Our Lives, và khai thác sâu hơn một số chủ đề khác, như bất bình đẳng và phát triển bền vững. 

Tài liệu này cũng giải thích tại sao các chỉ số không toàn diện đã dẫn đến những thiếu sót trong chính sách ở các lĩnh vực khác nhau. Chỉ số bị lạc quan hóa đã gây ra những tác động tiêu cực, kéo dài quá trình suy thoái kinh tế 2008 đối với năng suất và phúc lợi.

Tình hình chính trị ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong những năm gần đây đã phản ánh tình trạng an ninh yếu kém, và vấn đề này hầu như không được phản ánh vào GDP.

Một loạt các chính sách chỉ chú trọng GDP và thắt chặt tài khóa đã dẫn đến vấn nạn này. Cải cách lương hưu buộc các cá nhân phải chịu nhiều rủi ro hơn. Cải cách thị trường lao động – với mục đích thúc đẩy sự linh hoạt của người lao động thực ra đang làm suy yếu vị thế đàm phán của công nhân. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng sa thải họ, và cắt giảm tiền lương. Các số chỉ số toàn diện hơn ít nhất sẽ cân nhắc các chi phí cơ hội này. Qua đó, buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng cường an ninh và công bằng.

Một nhóm nhỏ các quốc gia, đứng đầu là Scotland, đã thành lập Liên minh Phúc lợi Kinh tế (Wellbeing Economy Alliance), với hy vọng rằng các chính phủ sẽ coi phúc lợi là trọng tâm của chương trình nghị sự và từ đó chuyển hướng ngân sách của họ. Ví dụ, New Zealand tập trung vào phúc lợi, hướng sự chú ý và nguồn lực của họ nhiều hơn đến vấn đề nghèo đói ở trẻ em.

Các chỉ số toàn diện hơn cũng sẽ trở thành công cụ chẩn đoán quan trọng, giúp các quốc gia xác định vấn đề trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và chọn đúng công cụ để giải quyết chúng. Chẳng hạn, Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào sức khỏe, thay vì chỉ dựa vào GDP, sự suy giảm tuổi thọ của người dân, đã xảy ra cách đây nhiều năm.

Tương tự như vậy, các chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực đã cho thấy có một sự nhầm tưởng khi xem Mỹ là nơi có rất nhiều cơ hội để phát triển. Vâng, bất cứ ai cũng có cơ hội phát triển, miễn là họ có cha mẹ giàu, và da trắng.

Dữ liệu tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang mắc kẹt với cái gọi là bẫy bất bình đẳng: Những người nghèo vẫn kẹt ở đó. Nếu chúng ta muốn loại bỏ những cái bẫy, trước tiên chúng ta phải biết rằng chúng tồn tại, và sau đó xác định những gì gây ra chúng.

Cách đây hơn 25 năm, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã hoạt động với phương châm "Thúc đẩy con người". Điều đó thật khó khăn, ngay cả trong một xã hội dân chủ. Doanh nghiệp và lợi ích nhóm luôn tìm cách để lợi ích của họ được ưu tiên hàng đầu.

Việc cắt giảm thuế của Mỹ được ban hành bởi chính quyền Trump vào thời điểm cuối năm 2017 là một ví dụ. Những người bình thường - tầng lớp trung lưu suy yếu - phải chịu tăng thuế, hàng triệu người sẽ mất bảo hiểm y tế, để tài trợ việc cắt giảm thuế cho các tỷ phú và tập đoàn.

Nếu chúng ta muốn ưu tiên dân chúng lên hàng đầu, chúng ta phải biết điều gì quan trọng với họ, điều gì cải thiện sức khỏe của họ và làm thế nào ta có thể giúp họ. Chương trình nghị sự về đo lường GDP sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp WEF đạt được những mục tiêu quan trọng này.

 

Theo Trí thức trẻ/Theo WEF

Theo Trí thức trẻ/Theo WEF