Cổ phiếu họ Vin nâng đỡ thị trường

Thứ ba, 18/12/2018, 14:41 GMT+7
Share on Facebook Share Zalo Share on Twitter Share on Pinterest Share on Linkedin
Ảnh minh họa

Thị trường chứng khoán mở cửa với áp lực bán do ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến của thị trường thế giới khi Dow Jones giảm 395,78 điểm, xuống 25.017,44 điểm. Cùng với đó, các thị trường châu Á như Nikkei 225, Shanghai… đều đồng loạt lao dốc.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, các cổ phiếu vốn hóa lớn đã đồng loạt giảm như HDB, BID, VCB, ROS… Tuy nhiên, chỉ số thị trường đã dần trở lại cân bằng do nhiều cổ phiếu lớn khác đã bật tăng trở lại. Điển hình là VHM, VRE, VNM, HPG…

Các nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt dòng tiền như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí đều giảm nhẹ và phân hóa cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư lúc này.

Hầu như phần lớn thời gian giao dịch diễn ra với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các chỉ số thị trường tiếp tục rơi vào tình trạng giằng co, rung lắc trên cả hai sàn và đi ngang dưới mốc tham chiếu.

Phải đến cuối phiên giao dịch, diễn biến càng trở nên tích cực hơn khi dòng tiền dần nhập cuộc ở vùng giá cao hơn. Các nhóm cổ phiếu Bluechips VJC, PNJ, FPT, HPG, hay các cổ phiếu ngân hàng VPB, CTG tiếp tục bứt phá giúp kéo các chỉ số thị trường lên mức cao mới.

Nổi bật nhất là bộ ba cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM, VRE đều bật tăng mạnh, trở thành những nhân tố quan trọng giúp thị trường lấy được sắc xanh.

Cụ thể, VHM là mã có ảnh hưởng tích cực nhất lên thị trường khi tăng 2,9% lên 75.000 đồng/cổ phiếu. VIC và VRE đều đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên khi lần lượt bật tăng 0,8% và 1,7% lên 97.200 đồng/cổ phiếu và 30.650 đồng/cổ phiếu.

Chiều 20/11, lễ ra mắt dàn ô tô và xe máy điện Vinfast diễn ra tại công viên Thống Nhất (Hà Nội). Các mẫu xe được giới thiệu là Fadin, Lux A 2.0 và Lux SA 2.0 cùng xe máy điện Klara. Sự kện này đã thu hút được khá đông những người dân hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng và đặt hàng xe máy điện Klara ngay tại sự kiện này với những ưu đãi đặc biệt.

Bên cạnh đó, là những đóng góp không hề nhỏ của những mã trụ cột khác như HPG, VNM, VPB, CTG, FPT, VJC… HPG với lực cầu mạnh mẽ từ khối ngoại đã tăng 3% lên 36.500 đồng/cổ phiếu, VNM tăng 1% lên 116.500 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu bất động sản xây dựng cũng thu hút được dòng tiền khá tốt khi những cổ phiếu lớn đều có mức tăng ấn tượng như TCH, KDC, VRC, CTD, KBC, TDH, SCR, FCN…

Bên cạnh đó, các nhóm cổ phiếu chứng khoán, dầu khí xuất hiện nhiều mã tăng điểm như HCM, VND, FTS hay PVS, PVD. Nổi bật HCM tăng 2% lên 56.700 đồng/cổ phiếu còn PVS tăng 3,6% lên 20.000 ddồng/cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, đà tăng của Vn-index bị hãm lại khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chìm trong sắc đỏ, chủ yếu là nhóm ngân hàng và dầu khí như BID, VCB, ACB, TCB, GAS, PLX… Ngoài ra, nhưng cổ phiếu lớn khác như SAB, BVH, NVL, MWG… vẫn đồng loạt giảm điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-index tăng 2,96 điểm (0,32%) lên 919,02 điểm còn Hnx-index và Upcom-index vẫn giảm nhẹ. Thanh khoản thị trường tương đương phiên trước với giá trị khớp lệnh đạt 3.300 tỷ đồng với 163 triệu cổ phiếu được giao dịch. Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng khoảng 85 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu vào VIC, VFG, VCB, AAA…

Mới đây, công ty chứng khoán MB (MBS) công bố báo cáo đánh giá triển vọng môi trường kinh tế vĩ mô năm 2019 sẽ không còn hỗ trợ mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán như trong năm 2018. Tuy nhiên, về cơ bản kinh tế vĩ mô vẫn ổn định và không có diễn biến nào vượt tầm kiểm soát. Mức độ tác động của của biến số vĩ mô 2019 lên thị trường chứng khoán sẽ là trung tính.

Khánh Linh

Người viết : tien123