Chứng khoán Mỹ thường cần bao nhiêu thời gian để thoát khỏi thị trường giá xuống?

Thứ tư, 26/12/2018, 13:50 GMT+7
Share on Facebook Share Zalo Share on Twitter Share on Pinterest Share on Linkedin

Không phải ngẫu nhiên thị trường Mỹ ở thời điểm hiện tại được gọi là “bear market”, tức thị trường giá xuống. Điều này từng có tiền lệ trong lịch sử.

Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư Phố Wall. Nó mô tả thị trường chứng khoán đang trải qua một thời kỳ rớt giá nghiêm trọng và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Về mặt định lượng, “thị trường giá xuống” xảy ra khi thị trường mất ít nhất 20% giá trị so với thời điểm đạt đỉnh gần nhất.

Chỉ số S&P 500 đã chính thức chạm “thị trường giá xuống” hôm 24/12 sau khi giảm 20% so với đỉnh 1 năm. Thị trường tụt dốc “không phanh” trong bối cảnh tháng 12 thường là khoảng thời gian ổn định nhất trong năm. Nhiều người cho rằng đây là tháng 12 “tồi tệ nhất” kể từ năm 1931, thời kì chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc “đại suy thoái”.

Ngoài việc đánh giá một thị trường là giá xuống thông qua các chỉ số, chúng ta cũng có thể nhận biết nó thông qua những phương pháp mang nhiều tính chất cảm xúc.

Sự bi quan chiếm ưu thế trên thị trường. Những thông tin, dù mang tính tích cực, cũng không đủ sức để ngăn cản đà bán tháo. Và cho dù các điều kiện đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững luôn hiện hữu, cũng không thể ngăn nổi đà giảm của thị trường. Đó chính là “thị trường giá xuống”. Sự bi quan lấn át lạc quan, những điều tích cực dường như bị “quên lãng”, đó là tâm lý chung chúng ta có thể thấy được sau khi các phiên giao dịch kết thúc.

Trong tháng 12, thị trường “quá bán” không hề có dấu hiệu hồi phục. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư đang lo lắng về một “mối nguy hiểm” nào đó thậm chí còn lớn hơn, cho dù các chỉ số kinh tế cơ bản hiện tại không hề “tiên lượng” một thời kỳ suy thoái- điều kiện cần cho một thị trường giá xuống toàn diện.

Khi nào thị trường hồi phục?

 

Nếu như tình trạng “thị trường giá xuống” lần này diễn ra tương tự như những giai đoạn trong quá khứ, chúng ta sẽ cần một khoảng thời gian để chứng kiến sự “hồi phục” của thị trường.

Kể từ Thế Chiến II, khi rơi vào tình trạng “giá xuống”, thị trường mất trung bình khoảng 30,4% giá trị và mỗi thời kỳ kéo dài trong khoảng 13 tháng, theo các chuyên gia phân tích đến từ Goldman Sach và CNBC. Mỗi lần như thế, thị trường mất bình quân 21,9 tháng để phục hồi.

Ngay cả khi rơi vào thời kỳ “hiệu chỉnh”- khái niệm được dùng khi thị trường mất ít nhất 10% giá trị kể từ khi chạm đỉnh, thì cũng mất rất nhiều thời gian để thị trường có thể “khỏe lại”. Lịch sử đã cho thấy, mỗi giai đoạn “hiệu chỉnh” chỉ thường kéo dài trong khoảng thời gian 4 tháng và thị trường bình quân mất khoảng 13% giá trị khi chạm đáy.

Các giao dịch viên có một danh sách dài những gạch đầu dòng những điều cần lưu ý khi tiến vào năm mới 2019. Fed đang nâng dần mức lãi suất, khiến cho chi phí đi vay không ngừng tăng lên. Vừa tuần trước, cơ quan này đã nâng lãi suất lần thứ 4 chỉ tính riêng trong năm nay và chủ tịch Jerome Powell cũng đã “đánh tiếng” về kế hoạch sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm tới, với tốc độ tăng được duy trì như hiện tại.

Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc chính phủ Mỹ đóng cửa đến hết tuần này cũng như diễn biến giá dầu trên thế giới.

 

Theo Trọng Đại

Người đồng hành/CNBC

Người đồng hành/CNBC