Cách "bắt mạch" bong bóng bất động sản năm 2019

Thứ ba, 18/12/2018, 13:55 GMT+7
Share on Facebook Share Zalo Share on Twitter Share on Pinterest Share on Linkedin

Cách 'bắt mạch' bong bóng bất động sản năm 2019

Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản Bộ Xây dựng, Vũ Văn Phấn cho biết, theo kinh nghiệm quan sát diễn biến thị trường nhiều năm, bong bóng bất động sản thường xảy ra khi hội tụ cùng lúc nhiều bất ổn của nền kinh tế.

Thứ nhất: Kinh tế vĩ mô không ổn định, có sự tăng trưởng nóng bất thường so với trước đó.

Thứ hai: Các thị trường đầu tư khác như: vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp... có biến động lớn, kém hấp dẫn.

Thị trường bất động sản phía Nam TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn

Thứ ba: Nguồn cung các loại bất động sản bị hạn chế hoặc quá nhiều so với nhu cầu thực tế.

Thứ tư: Chính sách tài chính, tín dụng bất động sản bị buông lỏng, hạ chuẩn cấp tín dụng một cách quá dễ dãi, nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản quá lớn.

Thứ năm: Thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước vào thị trường bất động sản.

Đối chiếu 5 dấu hiệu nhận biết này với thực tiễn thị trường, ông Phấn cho rằng chưa đáng quan ngại về bong bóng bất động sản năm 2019. Kinh tế vĩ mô phát triển ổn định. Các thị trường đầu tư: vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi tiết kiệm không xảy ra biến động lớn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VinCity và vấn đề phát triển đô thị vệ tinh

Khi nghe thông tin chỉ trong một tuần mở bán, dự án VinCity đầu tiên tại Hà Nội, có tên là VinCity Ocean Park, đã có tới 70% số căn chào bán (tương đương 5.263 căn) được bán khiến nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Bởi lẽ đây không phải là nhà ở xã hội, cũng không phải nhà ở giá rẻ, lại càng không phải dự án có nguồn lực tài trợ nào đó, rồi cũng không ở gần trung tâm thành phố, vậy mà tại sao nó lại hấp dẫn người dân đến thế!

Mà nghe nói đến nay, số căn được bán đã lên tới ngót 90%, trong khi quý II/2020 mới bàn giao nhà.

Lại nghe thông tin khác, sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển xây dựng Thủ đô, góp phần vào việc giãn dân tại khu vực nội đô lịch sử, việc quy hoạch 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn vẫn dường như án binh bất động.

Thôi thì khái niệm đô thị vệ tinh có thể khác nhau, quy mô khác nhau, chủ thể thực hiện khác nhau nhưng cùng với mục tiêu giảm sức ép về mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội... cho vùng lõi của Thủ đô thì dường như mô hình VinCity đã tạo nên hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt này?

Xem thông tin chi tiết tại đây

Shophouse: Phân khúc sinh lời trong năm 2019

Shophouse là mô hình nhà phố thương mại. Mặc dù mới xuất hiện trong vòng khoảng 2 - 3 năm trở lại đây song shophouse đã được đánh giá là “mỏ vàng” của giới đầu tư. Năm 2018, với sự biến động mạnh của thị trường, shophouse nhanh chóng lọt vào danh sách “con gà đẻ trứng vàng” của những nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm sản phẩm có biên độ sinh lời cao.

Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng shophouse đã hội tụ đầy đủ những điểm ưu việt khi kết hợp chức năng “kép” vừa kinh doanh, vừa là chốn an cư. Giới đầu tư cho rằng, sự ra đời của phân khúc này như một sự nâng cấp nhà phố truyền thống với nhiều ưu điểm về quy hoạch, hạ tầng, giá trị thương mại và không gian sống.

 

Shophouse tại dự án khu đô thị Vạn Phúc (Ảnh: Internet)

Đánh giá về sức hút của shophouse, ông Nguyễn Văn Hai (Tổng giám đốc P.Land) cho rằng, với vị trí đắc địa nằm ở đường lớn hoặc quay về phía chung cư, phân khúc này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Cũng theo ông Hai, một sản phẩm bất động sản có giá trị thực khi nó tạo ra dòng tiền. Trong khi đó, shophouse là mô hình vừa để ở vừa kinh doanh, sinh ra để tạo dòng tiền đều đặn. Đó là những lý do khiến phân khúc shophouse đã tạo ra sức hút trên thị trường bất động sản và được kỳ vọng tạo ra biên độ sinh lời cao.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dòng vốn tư nhân “sẵn sàng” cung ứng cho ngành bất động sản

Câu chuyện thắt chặt tín dụng bất động sản của ngành ngân hàng đang khiến giới chuyên gia và nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, đúng là trong thời gian vừa qua Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã quản lý những lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản, các dự án BT, BOT... Tuy nhiên dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản vẫn ở đà tăng ở 8 - 10%/năm, so với mức tăng tín dụng 15 - 17% của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, tính đến cuối 2018 dư nợ cho vay bất động sản ước tính khoảng 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu tính cả, cho vay bất động sản và xây dựng thì tỷ trọng này lên đến 16,5%, còn nếu tính cả cho vay mua nhà, sửa nhà trong cho vay tiêu dùng thì tổng dư nợ kinh doanh bất động sản, xây dựng và liên quan đến nhà ở chiếm đến 22,5 % tổng dư nợ nền kinh tế, đây là một con số không hề nhỏ.

Ngoài ra thị trường bất động sản đã và đang thu hút được nhiều dòng vốn khác như đầu tư tư nhân (11 tháng đầu 2018 có đến 6.400 doanh nghiệp bất động sản mới thành lập, tăng 42% và 15.500 doanh nghiệp xây dựng (tăng gần 6%) so với cùng kỳ. Với vốn điều lệ tăng từ 20 tỷ đồng trước đây lên 70 tỷ đồng hiện nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án Khu NƠXH Cao Nguyên 2 (Bắc Ninh): Chủ đầu tư bị “tố” nhiều sai phạm

Được biết, Dự án Khu NƠXH Cao Nguyên 2 (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) nằm trong khuôn viên đất có tổng diện tích 6.307,0 m2. Dự án bao gồm 2 khối nhà: Khối NƠXH cao 15 tầng (Khối nhà CT1, CT2) có 338 căn hộ và khối nhà ở thương mại.

Theo ghi nhận của PV Reatimes, hiện đã có nhiều hộ dân vào ở tại các căn hộ tòa nhà CT1 và CT2. “Chúng tôi vào ở từ tháng 4/2018. Tôi đến đây ở từ lúc chưa có ai vào, bây giờ đã thấy đông lắm rồi”, một người dân sinh sống tại tầng 8 tòa NƠXH cho biết.

Cũng theo tiết lộ của người đàn ông tên Sơn (tự xưng nhân viên Cty Cao Nguyên, địa chỉ tầng 2 tòa nhà Cao Nguyên 2, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, đến thời điểm giữa tháng 11/2018, khoảng 60% người dân đã vào ở tại 2 tòa NƠXH trên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Linh (tổng hợp)

Người viết : tien123