Một homestay ở phường 7, TP Đà Lạt được xây dựng trên một diện tích hẹp và dài. Vì địa hình xây dựng phức tạp nên các kiến trúc sư đưa ra giải pháp phải tạo ra tầm nhìn xung quanh và có khuôn viên cảnh quan.
Theo nhóm kiến trúc, sau khi đi tìm hiểu địa phương thì họ nhận ra Đà Lạt có nhiều vật liệu dùng được và tiềm năng nhất là vật liệu phế thải. Vì vây, họ quyết định dùng chúng vào các mục đích khác nhau.
Chẳng hạn, phế liệu từ các nhà máy dệt địa phương được phân loại và tái chế thành các phần khác nhau. Các loại gỗ được dùng cho trần nhà, ốp phòng hay hàng rào được làm từ cành cây.
Đặc biệt, các khối bê tông bị bỏ đi trong quá trình xây dựng ở nhiều công trình khác được tận dụng làm mặt dốc cho homestay, mang cảm giác Đà Lạt thu nhỏ.
Cổng vào homestay gây ấn tượng với tường gạch làm từ xỉ than và cổng ghép từ các thân cây nhỏ
Hàng rào bằng thân cây và khuôn viên trải đá vụn
Lối đi lại phủ kín bằng gạch ba banh
Gỗ cây nhỏ chính là vật liệu chính của ngôi nhà, từ tường rào đến vách trần.
Bàn uống nước làm từ thân cây, đặt nơi đón nắng đón gió, thân thiện với môi trường.
Các không gian sinh hoạt chung khá mát mẻ, dễ chịu với thảm cỏ xanh và cây hoa xung quanh.
Khu vực bếp chung, làm nơi nấu ăn cho khách thuê homestay.
Một phòng trong homestay được thiết kế đơn giản với chăn ga, rèm phủ được tận dụng từ vải tái chế.
Homestay về đêm.
Người đồng hành/Archdaily
Người đồng hành/Archdaily